>> Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
>> Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
===========================================
Khách viếng thăm vẫn có thể xem gần như toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Nếu là người mới đến hoàn toàn thì vui lòng ghé qua khu "Trung tâm" trước để nắm những cái cơ bản.
Chúc các bạn vui vẻ.
>> Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
>> Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
===========================================
Khách viếng thăm vẫn có thể xem gần như toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Nếu là người mới đến hoàn toàn thì vui lòng ghé qua khu "Trung tâm" trước để nắm những cái cơ bản.
Chúc các bạn vui vẻ.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập


101 điều thú vị về trái đất (phần 7)Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
   101 điều thú vị về trái đất (phần 7) I_icon_minitimeThu 11 Jun 2009, 7:44 pm
tranquiltranquil
Thành viên mới

Nam
  Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 45Đến từ Đến từ :
101 điều thú vị về trái đất (phần 7) Vide
Bài gửiTiêu đề: 101 điều thú vị về trái đất (phần 7)
http://ebook.here.vn

60. Trái đất bao nhiêu tuổi? Hành tinh của chúng ta hơn 4,5
tỷ tuổi, trẻ hơn mặt trời một ít. Bằng chứng mới đây (*)cho thấy trái đất
thực ra hình thành sớm hơn rất nhiều, khoảng 10 triệu năm sau mặt trời.
(*)Trái đất già hơn chúng ta tưởng


Hệ mặt
trời. Các hành tinh thuộc phần trong thái dương hệ - gồm sao Thủy, sao Kim,
trái đất, sao Hỏa - đã bắt đầu hình thành trong khoảng 10.000 năm, sau khi
những cuộc bùng phát năng lượng của mặt trời khởi động vào 4,5 tỷ năm trước. Và
trái đất chính thức trở thành một thiên thể khoảng 10 triệu năm sau sự ra đời
của mặt trời, sớm hơn rất nhiều so với suy nghĩ trước đây. Tác giả nghiên cứu
Stein B. Jacobsen cho biết vào giai đoạn thôi nôi, mặt trời được bao phủ bởi
các đám khí và gas. Đám vật chất này từ từ kết khối thành những mảng lớn dần
lên. Cuối cùng, chúng hình thành nên 4 hành tinh thuộc phần trong của hệ mặt
trời. Trong vòng 10 triệu năm, trái đất đã đạt được 64% kích cỡ hiện tại của nó
và là thiên thể thống trị trong vòng 150 triệu km tính từ mặt trời. Sự kiện lớn
cuối cùng trong quá trình hình thành của trái đất là sự va chạm với một thiên
thể có kích thước của sao Hoả, xảy ra khoảng 30 triệu năm sau khi mặt trời ra
đời. Vụ va đập dữ dội này đã bồi thêm hàng triệu tấn vật chất vào trái đất. Một
số vật chất rơi vào quỹ đạo của trái đất và hình thành nên mặt trăng. Một cuộc
phân tích trước đây trên chất đồng vị của vỏ trái đất cho thấy hành tinh này đã
ra đời 50 triệu năm trước, sau khi mặt trời hình thành. Nhưng Jacbosen cho biết
cuộc phân tích dữ liệu (**) cũng ủng hộ giả thuyết rằng trái đất hình thành sớm
hơn rất nhiều. (**)Trái đất hình thành nhanh gấp đôi chúng ta tưởng


Hệ mặt trời
hình thành sau một vụ nổ siêu tân tinh lớn. Những tính toán mới nhất về tuổi
của hệ mặt trời cho biết, trái đất được hình thành trong vòng 20-30 triệu năm
sau khi hệ mặt trời ra đời. Con số này là rất khiêm tốn nếu so với các kết luận
trước kia, cho rằng trái đất phải mất 50 triệu năm để có được nhân của mình.
Theo các nhà khoa học, sự thành tạo của hệ mặt trời về cơ bản diễn ra như sau:
Khoảng 4,6 tỷ năm trước, một siêu tân tinh khổng lồ bùng nổ, kéo theo sự ra đời
của mặt trời. Tiếp đó, một cơn sóng chấn khổng lồ đã nén ép vật chất còn lại
thành những khối bụi nhỏ hơn. Cuối cùng, chúng liên kết với nhau để tạo nên
thiên thạch, sao chổi, mặt trăng và các hành tinh khác trong hệ mặt trời như
ngày nay. Tuy nhiên, không dễ gì để tính được thời điểm diễn ra vụ nổ và tốc độ
của nó. Những bằng chứng địa chất trước kia cho rằng nhân trái đất ra đời
khoảng 50 triệu năm sau vụ nổ. Bằng chứng địa chất mà các nhà nghiên cứu sử
dụng là hai đồng vị hafini 128 và vonfram 128. Cả hai nguyên tố này rất phong
phú tại thời điểm hệ mặt trời sinh ra, và dấu vết của chúng vẫn còn tồn tại đến
ngày nay. Hafini 128 có chu kỳ bán rã 9 triệu năm. Sau khi phân rã, nó chuyển
thành vonfram 128. Do tính ưa kim loại, nên tất cả các vonfram 128 được sinh ra
đều có cụm về nhân của các hành tinh (như trái đất và sao Hỏa). Vì vậy, các nhà
nghiên cứu nhận định, bất cứ nguyên tử vonfram 128 nào được tìm thấy trong lớp
manti của trái đất và sao Hỏa ngày nay đều là sản phẩm trực tiếp của hafini
128. Nếu biết được thời gian phân rã của các nguyên tố này, chúng ta có thể tìm
ra tuổi của lớp đá. Tuy nhiên, con số 50 triệu năm dường như chưa chính xác.
Mới đây, Thorsten Klein từ Đại học Muenster (Đức) và cộng sự đã phân tích lại
tỷ lệ hafini 128/vonfram 128 trên một loạt các mẩu đá sao Hỏa và các mẩu thiên
thạch khác. Sau đó, họ so sánh với tỷ lệ trong các mẫu ở lớp manti của trái
đất. Kết quả của phân tích này đã rút ngắn khoảng thời gian hình thành nhân
trái đất xuống còn 20 đến 30 triệu năm. Kleine kết luận: “Sự tạo thành nhân, và
từ đó vật chất phủ thêm bên ngoài để tạo nên các hành tinh rắn, đã kết thúc
trong 30 triệu năm đầu tiên của hệ mặt trời. Riêng nhân sao Hỏa có lẽ đã hình
thành trong khoảng 13 triệu năm”. Một cách độc lập, nhóm nghiên cứu của
Quingzhu tại Đại học Harvard (Mỹ) cũng cho ra kết quả gần như trùng khớp. Các
nhà nghiên cứu cho biết, việc loại bỏ được những nghi ngờ về thời điểm và diễn
biến sự thành tạo các hành tinh sẽ cho phép họ tập trung sang những vấn đề
khác, liên quan tới sự ra đời của trái đất, chẳng hạn sự kiện mặt trăng chia
tay với hành tinh chúng ta.


61. Sa mạc
lớn nhất thế giới? Sa mạc
Sahara ở bắc Phi rộng gấp 23 lần sa mạc Mojave ở phía nam California, Mỹ.


62. Hành tinh nào
có nhiều mặt trăng hơn, trái đất hay sao Hoả? Sao Hoả có 2 vệ tinh xoay quanh
là Phobos và Deimos. Trái đất chỉ có một vệ tinh tự nhiên là mặt trăng. Những
hành tinh ở vòng ngoài thường có nhiều mặt trăng, hầu hết mới được tìm thấy gần
đây và có thể dẫn tới trường hợp các nhà khoa học cần phải định nghĩa lại thế
nào là mặt trăng.


63. Hồ sâu nhất
thế giới? Hồ Baikal ở miền trung nam Siberia có độ sâu 1,7 km. Hồ có niên đại
20 triệu năm và chứa 20% lượng nước ngọt trên trái đất.


64. Nguồn gốc từ
"volcano" (núi lửa)? Nó bắt nguồn từ "Vulcan" - vị thần lửa
của La Mã.


65. Có bao nhiêu
khoáng chất tồn tại trên trái đất được biết tới? Có khoảng 4.000 khoáng chất,
trong đó chỉ khoảng 200 là có tầm quan trọng lớn. Chừng 50-100 khoáng chất mới
được miêu tả mỗi năm.


66. Lượng nước dự
trữ trên toàn cầu? Tổng lượng nước dự trữ trên toàn cầu là 326 triệu dặm khối.


67. Đảo lớn nhất
thế giới? Đảo Greenland bao phủ diện tích 2.176.000 km2. Lục địa được định
nghĩa là những khối đất lớn được tạo nên từ đá có mật độ thấp, trôi nổi trên
vật liệu tan chảy bên dưới. Greenland khớp với miêu tả này nhưng nó chỉ bằng
1/3 Australia. Một số nhà khoa học gọi Greenland là hòn đảo, một số lại gọi là
lục địa.


68. Nơi nào trên
trái đất có nhiều núi lửa nhất?


Đặc điểm
địa hình nổi bật nhất trên trái đất là dãy núi lửa khổng lồ ở dưới biển - dãy núi
dài hơn 48.000 km và cao trung bình 5,5 km trên đáy biển. Nó được gọi là dãy
ngăn cách đại dương, nơi các mảnh thạch quyển bị phân tách khi hoạt động núi
lửa diễn ra. Có nhiều núi lửa ở khu vực này hơn là trên mặt đất.


69. Vụ phun
trào núi lửa nào tiêu diệt nhiều người nhất? Đợt phun trào của núi Tambora ở Indonesia
vào năm 1815 đã giết chết 90.000 người. Hầu hết chết vì đói sau vụ phun trào
bởi mùa màng bị phá huỷ, nước bị ô nhiễm và bệnh tật.
          

101 điều thú vị về trái đất (phần 7)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: [ TEEN ] ••• [ CUỘC SỐNG ] :: -‘๑’- Bạn Có Biết -‘๑’-
Copyright © 2007 - 2010, wWw.A2Bmt.cOm
Founded by Mr.FR
Developed by A2's Members.
Powered by phpBB2 - GNU General Public License
Copyright © phpBB Group. Host in France. Support by Forumotion

Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất